Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh ( Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách )

Đánh giá post

Trung tâm bảo hành tủ lạnh Hitachi  giới thiệu bài viết Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh ( Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách )

Vi khuẩn mối nguy hiểm trong tủ lạnh:

 

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Tủ lạnh là thiết bị dùng để bảo quản, kéo dài tuổi thọ thực phẩm song vì lạm dụng chức năng này mà nhiều gia đình đã phó mặc thực phẩm của mình cho tủ lạnh mà không quan tâm tới việc mình làm có đúng với phương pháp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hay chưa. Bởi vì đa số hiện nay, nhiều gia đình có thói quen để nguyên đĩa, bát đựng thức ăn thừa không đậy nắp cho vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn tới sẽ làm tủ lạnh bị ô nhiễm. Do thức ăn không đậy kín, mùi đồ ăn và chất mặn bốc hơi được hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn.

Vi khuẩn từ các đồ ăn chưa được làm sạch tươi sống sẽ lây nhiễm vào các đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh. Điều này có thể khiến người sử dụng bị rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc khi mang đồ ăn chín này ra ăn mà không đun nấu lại.

Bên cạnh đó, thói quen đi chợ mua trứng gà, vịt về vẫn còn bám dính vết bẩn từ chuồng nuôi; rau quả chứa vô số hóa chất từ lượng phân bón dư cho tới thuốc trừ sâu; thịt, cá chứa vi khuẩn gây nhiều loại dịch bệnh khác nhau… cứ thế xếp vào tủ, không cho vào từng túi nilon hay hộp chứa riêng sẽ khiến cho tủ lạnh thành ổ chứa vi trùng và dịch bệnh.

PGS.TS Võ Kim Long, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ và môi trường cũng khẳng định: “Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc tạm thời “ngủ yên”. Nhưng khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường chúng sẽ tỉnh táo trở lại phát triển nhanh và mạnh ngay. Rất nhiều loại vi khuẩn chịu lạnh giỏi như vi khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng dù có xuống – 6độ C chúng vẫn sống được từ 3 – 6 tháng.

Cách sử dụng tủ lạnh an toàn

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, sau khi mua rau, củ, quả về hãy để ở ngoài 2–3 tiếng đồng hồ sau đó mới cho vào tủ lạnh bảo quản. Như vậy vừa đảm bảo được độ tươi ngon vừa giữ được các chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả. Tuy nhiên, những thực phẩm này, chỉ nên để tủ lạnh tối đa là 3 ngày. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản phải đảm bảo khô, ráo nước. Nhiệt độ thích hợp cho rau, củ, quả là 13–15 độ C.

Đối với thực phẩm sau khi chế biến chỉ để được ở nhiệt độ thường tối đa là 3 tiếng tối thiểu là 2 tiếng phải sử dụng ngay. Vượt quá thời gian này, trong điều kiện môi trường nóng ẩm, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Trong môi trường tủ lạnh thức ăn đã chế biến để được tối đa từ 24 tiếng. Các đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn thì đã có hoá chất bảo quản, chất bảo quản đồ hộp khi ăn thì phải chế biến lại, còn ăn lần đầu thì có thể yên tâm sử dụng vì đó là những thực phẩm đã được đóng gói trong môi trường chân không, vô khuẩn.

Nhưng khi đã mở đồ hộp ra rồi ăn không hết lại bỏ tủ lạnh thì hôm sau ăn phải chế biến lại. Thời hạn để tủ lạnh an toàn cho đồ hộp sau khi đã mở nắp là 48 tiếng. Thời hạn để thực phẩm ở ngăn đông đá không được quá 1 tuần lễ.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn.

Nên chú ý cách trữ thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh:

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, chưa khỏe mạnh như người lớn nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn do thức ăn ôi thiu cao hơn nhiều. Vì thế khi trữ thức ăn cho trẻ bạn nên cẩn thận, nên xem hạn sử dụng trên bao bì, thực phẩm đó bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu là đúng, không nên trữ thực phẩm trong thời gian quá dài

Bạn nên lưu tâm đến một số nguyên tắc dưới đây để bảo vệ đứa con thân yêu của mình:

Thực phẩm cần phải được sơ chế sạch sẽ trước khi cho vào tủ lạnh.

Xem hướng dẫn sử dụng của thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh, thực nào nên hay không nên trữ trong tủ lạnh.

Về nguyên tắc, sữa mẹ có thể trữ từ 6-12 tháng khi đông đá. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp bạn có tủ cấp đông chuyên dụng. Còn trong ngăn đá tủ lạnh, nơi bạn thường xuyên mở cửa ra để lấy thực phẩm, thời gian lưu trữ thấp hơn, tốt nhất là trong vòng 2 tháng.

Với sữa bột, nếu buộc phải pha sẵn, cần dùng hết trong vòng 24 giờ sau khi cho vào tủ lạnh. Nếu trẻ không uống hết sữa cũng không nên cho phần thừa vào tủ lạnh trở lại để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nên dán nhãn để ghi ngày bắt đầu cho sữa vào tủ, hạn chế nguy cơ sữa bị “quá hạn sử dụng”. Ở trong ngăn mát chừng 4oC, sữa mẹ có thể trữ được 2 ngày. Dù bảo quản ở ngăn nào, bạn cũng cần để sữa trong hộp riêng biệt, đậy kín để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Với thịt, cá… trữ trong ngăn đá, nên chia nhỏ sẵn lượng dùng vừa đủ cho mỗi bữa ăn, cất trong hộp riêng biệt. Tuyệt đối không được rã đông cả tảng thịt, cắt một phần để nấu rồi cho phần còn lại vào tủ lạnh.

Tủ lạnh cần được vệ sinh thường xuyên để “quét” bớt vi khuẩn ra ngoài. Hạn chế việc mở ra mở vào quá nhiều để có thể duy trì nhiệt độ ổn định.

Cấm kỵ không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh:

Khoai tây là một loại củ có nhiều chất dinh dưỡng và phù hợp cho mọi lựa tuổi. Ngoài ra nó còn có vai trò là một mỹ phẩm rất cực kì tốt cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết cách bảo quản loại thực phẩm này vô tình làm mất đi tác dụng của nó. Bạn có biết điều tối kỵ nhất của loại thực phẩm này là tuyệt đối không được bảo quản vào tủ lạnh không? khi chia sẽ điều này tôi nghĩ rằng vẫn nhiều người vẫn phạm sai lầm. Dịch vụ Fix chuyên sửa tủ lạnh tại nhà khuyên bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ sự độc hại khi bảo quản khoai tây vào tủ lạnh.

Sự lo ngại về acrylamide trong thực phẩm dấy lên từ năm 2002, khi Cơ quan quản lý thực phẩm quốc gia Thụy Điển nhìn thấy độc tố này trong một số loại thực phẩm chứa tinh bột khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao.

Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm tưởng như “hiền lành”, vô hại khác như cà phê, bánh mì, bánh quy… cũng có thể dẫn đến ung thư.

Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên, cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại

Nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ sau đó đã làm rõ thêm vấn đề: Không chỉ có tinh bột khoai tây mà các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu carbohydrates, ít protein khác khi được chế biến bằng các phương pháp đòi hỏi nhiệt độ cao (>120 độ C) như rán, quay, nướng, đều xuất hiện acrylamide.

Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh và trước khi chế biến ngâm nước khoảng 30 phút để loại bỏ hợp chất gây ung thư.

Hiện tượng này không thấy xảy ra ở các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, sữa, hải sản… cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhưng chế biến ở nhiệt độ thấp như luộc, hấp.

Nguyên nhân là do khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm là thực vật sẽ phản ứng với nhau để tạo thành acrylamide càng tăng. Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên (bao gồm cả loại tự chế biến ở gia đình và loại đóng gói sẵn), cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại.

Tổ chức Y tế thế gới (WHO) và tổ chức Nông lương LHQ (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Ở người, tuy còn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ cơ chế tác động của acrylamide và hậu quả có nó, song bước đầu, các nhà khoa học cũng đã khẳng định có sự liên quan giữa chế độ ăn uống nhiều acrylamide với nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tế bào thận.

Cho đến nay chưa có phương pháp nào loại bỏ hoàn toàn acrylamide ra khỏi thực phẩm. Nhưng bạn có thể giảm bớt lượng độc tố này bằng một số phương pháp sau:

Đối với loại thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh phồng tôm…, khi chế biến tuyệt đối không nên để quá già, không ăn các phần bị cháy vì những phần này tập trung nhiều acrylamide nhất. Không rán hoặc nướng lại nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ cao cùng lúc.

Riêng đối với khoai tây, nên cắt lát và ngâm vào nước từ 15 đến 30 phút trước khi rán. Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong khoai, dẫn đến tăng acrylamide khi chế biến

Hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh:

Cuộc sống tất bật,không phải ai ai cũng có thời gian đi chợ, hay siêu thị…. hàng ngày. Vì thế tủ lạnh chiếm vị trí quan trọng trong nhà là nơi cất giữ thực phẩm được lâu và tươi hơn, nhưng bạn có chắc rằng mình đã áp dụng đúng cách hay chưa?,Nhà chuyên gia an toàn thực phẩm đã khuyên cáo: Không phải tất cả các loại thức ăn đều được bảo quản ở cùng một nhiệt độ mà nó được phân chia theo một trật tự nhất định tùy theo các khu vực lưu trữ trong tủ lạnh. Do vậy người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng tủ lạnh và xem sản phẩm có còn hạn sử dụng hay không trước khi bỏ vào. Bên cạnh đó, chị em ta nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên mỗi tháng 2 lần bằng các chất tẩy rửa thông thường để đảm bảo tủ lạnh luôn luôn được sạch sẽ.

Cơ cấu tủ lạnh thường được thiết kế như nhau, thông thường ngăn đá là phần cao nhất của tủ lạnh. Nơi đây nhiệt độ có thể ở mức -18°C nên thích hợp cho việc trữ kem, làm đá, và các loại thực phẩm còn sống như: thịt, cá… Không được cho thực phẩm ở nhiệt độ nóng vào tủ lạnh mà phải chờ nó nguội hẳn và bọc kín bằng giấy chuyên dụng hay bỏ vào hộp có nắp đậy để tránh bốc mùi ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

Khu vực mát nhất từ 0-2°C dành các thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc đồ ăn phải luôn để ở nhiệt độ tươi mát. Trong khu vực trung gian từ 4 và 8°C, dành cho các sản phẩm cần bảo quản mát như sữa, món tráng miệng (sữa chua, chipmunks …), các sản phẩm trong quá trình rã đông hoặc pho mát tiệt trùng.

Đặc biệt đối với sản phẩm sữa chua, cần thiết phải bảo quản đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 6-8°C. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều dẫn đến tình trạng bị đông đá hoặc chảy lỏng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và không còn giữ trọn vẹn dưỡng chất, độ thơm ngon.

Một điều lưu ý khi cho sữa hoặc yaourt vào tủ lạnh cần tháo bỏ thùng cạc tông để tạo thuận lợi cho dòng chảy củakhông khí trong tủ lạnh, giúp đảm bảo được nhiệt độ yêu cầu.Ngăn tủ dưới cùng khoảng 7-8°C là nơi lý tưởng cho trái cây và rau quả đã được rửa sạch. Nhưng rau quả đã rửa chỉ có thể lưu trữ trong ngăn này vài ngày, không thể để quá lâu và nên để ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh.

Tủ lạnh nào cũng vậy, cửa tủ lạnh được trang bị sẵn những vỉ để đặt trứng sống. Tuy nhiên nhà sản xuất khuyên người dùng nên bỏ trứng vào vỉ riêng và đặt vào ngăn 5 độ để bảo quản được tốt nhất. Các loại đồ uống, gia vị, sốt các loại (sốt cà chua, mayonnaise, mù tạt …), cũng nên được đặt tại cửa tủ. Điều quan trọng mà các bà nội trợ nên nhớ: không nên cho tất cả đồ ăn vào tủ lạnh sẽ dẫn đến việc máy bị quá tải, không thể bảo quản thực phẩm đúng cách dễ bị hư hỏng hay gây mất vệ sinh.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh là cách bảo vệ sức khỏe:

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh không chỉ để căn bếp của bạn trông tươm tất, gọn gàng, sạch sẽ, mà quan trọng hơn là vì thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh hoặc bảo quản không đúng nhiệt độ có thể chứa nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, viêm đường ruột….

Vứt bỏ những thực phẩm hư hỏng, quá thời hạn sử dụng 

Khi thấy thực phẩm có màu hoặc mùi lạ thì bạn đừng bao giờ nếm thử làm gì. Những mốc meo mà bạn nhìn thấy được trên bề mặt của thực phẩm chỉ là bề nổi, bên dưới nó có thể có những chất độc mà bạn không thể nào quan sát được bằng mắt thường. Đối với một số thực phẩm như phô mai cứng, salami, hoặc một số loại trái cây cứng, bạn có thể cắt bỏ đi bề mặt bị hư và dùng tiếp nhưng phải cắt cả phần thật rộng quanh vùng mốc mà bạn thấy. Tuy vậy, nói chung là thực phẩm đã bị mốc thì bạn đừng tiếc nữa.

Bên cạnh đó, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận biết thực phẩm đã hư qua mùi và bề ngoài của chúng, đừng đem sức khỏe của mình ra làm trò đùa. Các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyên bạn rằng: “Nếu không chắc chắn về chất lượng thực phẩm thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng!”

Tránh được các bệnh đường ruột

Luôn luôn giữ môi trường trong tủ lạnh sạch sẽ cũng là việc không kém quan trọng. Hãy lau sạch các loại thức ăn trong tủ ngay khi chúng bị rơi hay đổ ra, định kì một lần mỗi tuần, hãy lau bên trong tủ lạnh, các ngăn, và cả miếng ron cao su bằng chất tẩy rửa nhẹ để khử trùng. Ngoài ra, hãy bảo đảm nhiệt độ trong tủ lạnh không quá 4oC và ngăn đông đá không cao hơn 0oC. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ tủ thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè để kịp thời điều chỉnh.

Kiểm tra kỹ càng chất lượng và hạn sử dụng của sản phẩm trước khi quyết định chọn mua. Và sau khi mua, hãy về thẳng nhà để sắp xếp chúng, bạn hãy xem hướng dẫn sử dụng in trên nhãn biết được thực phẩm nào nên để nhiệt độ nào là tốt nhất.

Những điều không nên khi cất giữ thực thực phẩm

Dù bạn thấy tủ lạnh nhà mình có thiết kế các vỉ để trứng ở các ngăn cánh cửa tủ nhưng ngày nay, các chuyên gia khuyên bạn hãy để nguyên trứng trong hộp và cất trong ngăn chính tủ lạnh.

Đừng rửa thực phẩm tươi sống nếu bạn chưa định dùng ngay.

Hành tây và khoai tây nên được cất trong nơi khô ráo mát mẻ chứ đừng cho vào tủ lạnh hoặc cất bên dưới bồn rửa ẩm ướt.

Hãy để không khí lưu thông trong tủ lạnh hoặc tủ đông, đừng lèn kín hết tất cả các chỗ trống. Nếu không khí không lưu thông tốt, bạn sẽ rất khó để kiểm soát nhiệt độ trong tủ.

Sử dụng sản phẩm theo hạn dùng ghi trên bao bì sản phẩm, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng hạn dùng này sẽ không được áp dụng sau khi bao bì sản phẩm đã được mở ra

Thức ăn đã nấu xong, bạn có thể để ở bên ngoài tối đa 2 tiếng trước khi cho vào hộp đựng kín và cất trong tủ lạnh, chỗ thực phẩm này nên sử dụng trong 3 – 5 ngày.

Các loại thịt, cá tươi phải được bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh và phải được bọc kín để tránh nước thịt rỉ, dính sang những thực phẩm khác. Nhìn chung, các loại thịt tươi (bò, heo, gà, cá…) chỉ nên trữ trong tủ lạnh trong vòng 1-2 ngày, thức ăn chế biến sẵn mua ở siêu thị cũng 1-2 ngày.

Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh sau những ngày tết:

Các bước vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

1. Trước khi lau chùi, lấy toàn bộ đồ đạc trong tủ lạnh ra ngoài. Nếu tủ loại cũ thì ngắt điện để cửa mở một chút cho đá xả đông.

2. Để tẩy sạch những vết dơ, ố, mẫu đồ ăn đóng lại lâu ngày, dùng bột nổi (baking soda) hòa với nước ấm để lau. Dùng bàn chải đánh răng hoặc những miếng chùi mềm để không làm trầy lớp tráng của tủ lạnh.

3. Tiếp theo lau hết bề mặt trong tủ với giấm hoặc nước xà bông ấm có pha một chút cồn. Các chất này sẽ giúp làm sạch và chống nấm mốc cho tủ. Chú ý đến những nơi khó lau chùi nên dễ bị bỏ qua như ron cao su, ngăn đựng thịt và đựng trứng.

4. Lau sạch lại bằng nước ấm và để khô tự nhiên trước khi sử dụng lại. Với loại tủ đóng tuyết, hãy xịt vào tủ một ít cồn hoặc dầu thực vật để lần sau rã đông dễ dàng hơn.

Khử mùi hôi cho tủ lạnh

1. Vỏ cam, quýt: giữ lại vỏ cam, quýt để bỏ vào một số nơi trong tủ lạnh, mùi thơm tự nhiên của chúng sẽ lấn át mùi hôi của tủ. Thay thế vỏ tươi khi vỏ cũ đã khô cứng. Một vài lát chanh cũng giúp khử mùi hiệu quả.

2. Than củi: nghiền than củi rồi cho vào túi vải để trong tủ lạnh. Than củi có khả năng hút hết mùi thức ăn trong tủ.

3. Túi trà: túi trà thơm cũng khử mùi hôi của tủ lạnh.

4. Dấm ăn: Lấy 1 ít dấm đựng vào lọ thuỷ tinh mở nắp đặt vào trong tủ lạnh, sau vài ngày mùi hôi sẽ hết.

5. Báo cũ: vo các tờ báo cũ lại rồi cho vào tủ lạnh, mùi sẽ giảm.

6. Vụn bánh mì, bã cà phê, quế: các chất này hút mùi rất hiệu quả đặc biệt là trong tủ lạnh.

Tạo hương thơm cho tủ lạnh

Hãy giữ cho tủ lạnh luôn thơm tho suốt bốn mùa, lau chùi với baking soda hoặc giấm hàng tháng. Đối với thực phẩm nặng mùi, hải sản, thức ăn tươi sống,… nhớ bọc kỹ để tránh bám mùi. Khi phát hiện chất bẩn tràn ra, cố gắng làm sạch nhanh chóng và tìm nguồn gốc để “diệt trừ”. Việc bảo trì tủ lạnh thường xuyên như thế sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong tương lai.

Chẳng ai muốn tủ lạnh là nơi tập trung mùi hôi, tanh của đủ các loại thức phẩm. Vì thế, hãy chọn giải pháp đơn giản để giải quyết vấn đề này. Một vài gợi ý như: mua than hoạt tính khử mùi hôi, banking soda, trà túi lọc, hạt cafe tươi xay sẵn đều là những “chuyên gia” hấp thụ mùi cho tủ lạnh.

Bên cạnh việc khử mùi, bạn cũng đừng quên tạo hương thơm nhẹ nhàng cho tủ lạnh. Không nên lạm dụng hóa chất, cách tốt nhất là sử dụng hương liệu tự nhiên với mùi thơm tinh tế. Chẳng hạn như một chút vanilla, dầu cây trà, tinh dầu bạc hà, túi hoa oải hương khô, vỏ chanh (cam, quýt),… và thay mới sau vài tuần.

Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết giấy nhăn (crumpled paper), loại giấy thường dùng để gói hoa, gói quà,… cũng khá hữu ích đối với tủ lạnh. Hãy bọc một quả bóng nhỏ bên trong tờ giấy nhăn rồi đặt cạnh các loại trái cây, rau củ để bảo vệ mùi.

Lưu ý trong việc trữ thực phẩm

1. Các loại thực phẩm nên trữ riêng trong hộp kín để tránh lây mùi lẫn nhau và khắp tủ lạnh. Thức ăn còn dư cũng đậy kín trong hộp.

2. Với những thứ có mùi nặng như thịt, cá, hành, tỏi, mít, sầu riêng… nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, túi nylon, hộp nhựa.

3. Khi thức ăn bị đổ, nước cá, nước thịt nhiễu ra tủ thì nên dùng khăn sạch lau ngay để không tích tụ thành mùi.

4. Rau củ còn ướt không nên bỏ vào tủ lạnh vì dễ bị hỏng, gây mùi khó chịu.

5. Thường xuyên kiểm tra và phân loại thực phẩm trữ trong tủ lạnh để chỉ giữ lại những đồ còn tươi và bỏ đi những thứ quá lâu hoặc bốc mùi.

Mời bạn tham khảo dịch vụ khác của trung tâm bảo hành electrolux: sửa máy giặt electrolux , sửa tủ lạnh side by side electrolux , sửa bếp từ electrolux , bảo dưỡng máy giặt electrolux , máy giặt electrolux không mở cửa , máy giặt electrolux không lên nguồn , sửa máy sấy electrolux , sửa máy rửa bát electrolux ,

Bạn cần tìm địa chỉ sửa chữa tủ lạnh side by side tốt nhất, uy tín nhất. Liên hệ sửa chữa tại một trong các cơ sở của chúng tôi:

Trạm Bảo Hành Hitachi Thanh Trì: Số 1 Ngách 18 Ngõ 111 Triều Khúc – Thanh Trì – Hà Nội.

Tel: 024 3999 8888 Hotline: 0902 719 789

Trạm Bảo Hành Hitachi Ba Đình: Số 546 Đường Bưởi – Ba Đình – Hà Nội.

Tel: 024 3520 2222 Hotline: 0938 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Thanh Xuân: 472 Nguyễn Trãi – P. Thanh Xuân Trung – quận Thanh Xuân – TP Hà Nội

Tel: 024 39 918 919 Hotline: 0386 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Cầu Giấy: Số 1 ngõ 12 đường Nguyễn Văn Huyên – P.Dịch Vọng –
Quận Cầu Giấy – Tp Hà Nội

Tel: 024 3996 4222 Hotline: 086 989 1234

Trạm Bảo Hành Hitachi Thanh Xuân: Số 117 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội.

Hotline: 0938 932 933

Trạm Bảo Hành Hitachi Hoàng Mai: Ct1B Chung Cư Thông Tấn Xã  – Hoàng Mai – Hà Nội.

Hotline: 0386 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Đống Đa: Số 133 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội.

Hotline: 0362 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Hoàn Kiếm: Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Hotline: 086 999 1234

Trạm Bảo Hành Hitachi Hà Đông: Số 8 Ngõ 1 Đại Mỗ – Hà Đông – Hà Nội.

Hotline: 0375 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Đông Anh: Trạm bảo hành Hitachi Đông Anh – Hà Nội.

Hotline: 0902 719 789

Trạm Bảo Hành Hitachi Gia Lâm: Số 05 tổ dân phố Kiên Thành Thị trấn Trâu Quỳ Huyện Gia Lâm TP Hà Nội

Hotline: 077 6666 206

Trạm Bảo Hành Hitachi Nam Từ Liêm: Trạm bảo hành Hitachi Nam Từ Liêm – Hà Nội.

Hotline: 0938 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Tây Hồ: Trạm bảo hành Hitachi Tây Hồ – Hà Nội.

Hotline: 0902 719 789

Trạm Bảo Hành Hitachi Tân Bình: Số 291/28 Trường Chinh – Quận Tân Bình – Tp HCM

Hotline: 0962 66 3456

Trạm Bảo Hành Hitachi Tân Bình: Số Trương Công Định – Quận Tân Bình – Tp HCM

Hotline: 086 999 1234

Trạm Bảo Hành Hitachi Thủ Đức: Số 38 B5 Đường Cây Keo – Phường Tam Phú – Quận Thủ Đức

Hotline: 077 6666 206

Trạm Bảo Hành Hitachi Quận 8: Số 732/2 Phạm Thế Hiển – Phường 4 – Quận 8 – Tp HCM

Hotline: 0938 932 933

Trạm Bảo Hành Hitachi Hóc Môn: Số 46/4Q – Ấp Mỹ Hòa 1 – Xã Trung Chánh – Hóc Môn – Tp HCM

Hotline: 086 989 1234

Trạm Bảo Hành Hitachi Bình Thạnh: Số 128 Võ Duy Linh – Phường 22 – Quận Bình Thạnh – TP HCM

Hotline: 0902 719 789

Trạm Bảo Hành Hitachi Quận 10: Số 373 Nguyễn Thượng Hiền – Phường 11 – Quận 10

Hotline: 0938 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Hải Phòng: Số 47 Chợ Hàng – Lê Chân – TP Hải Phòng

Hotline: 0375 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Hải Phòng: Quốc Tuấn – An Dương – TP Hải Phòng

Hotline: 0335 32 7779

Trạm Bảo Hành Hitachi Hải Dương: Số 119 Nguyễn Bỉnh Khiêm – P.Hải Tân – Tp Hải Dương

Hotline: 086 999 1234

Trạm Bảo Hành Hitachi Hải Dương: Đường 5B Phú Điền  – Nam Sách –  Hải Dương

Hotline: 086 989 1234

Trạm Bảo Hành Hitachi Hưng Yên: Số 233 đường Điện Biên phường Lê Lợi Tp Hưng Yên

Hotline: 086 999 1234

Trạm Bảo Hành Hitachi Bình Dương: 30 kp5 Đường N4 Phường Hiệp Thành Tp. Thủ Dầu Một

Hotline: 086 99 44 000

Trạm Bảo Hành Hitachi Đồng Nai: 1/17 Nguyễn Ái Quốc KP5 P. Tân Phong, Tp. Biên Hòa

Hotline: 0938 932 933

Trạm Bảo Hành Hitachi Đồng Nai: Số 43 Lê Duẩn Quốc Lộ 51A Khu 12   Xã Long Đức Huyện Long Thành

Hotline: 0902 719 789

Trạm Bảo Hành Hitachi Đồng Nai: 132 Hoàng Diệu Phường Xuân Thanh TX Long Khánh

Hotline: 0938 718 718

Trạm Bảo Hành Hitachi Mỹ Tho – Tiền Giang: 121c Nguyễn Thị Thập – P10 – Tp Mỹ Tho – Tiền Giang

Hotline: 0938 932 933

 

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
086.999.1234